Quan Thượng Thư

Thượng thư Trần Tháo đi lên cầu thang với những người trong ban tham mưu của ông. Khi thấy một nhóm tăng nhân đi ngang qua dưới đường lộ, một trong các quan thuộc hạ hỏi, “Họ có phải là tăng nhân hành cước không?” Trần Tháo đáp, “Không.” Viên chức ấy hỏi, “Làm sao đại nhân biết họ không phải là tăng hành cước?” “Để khám nghiệm xem,” Trần Tháo đáp xong liền kêu to, “Này! chư tăng!” Nghe tiếng gọi, tất cả nhìn lên cửa sổ. Trần Tháo nói, “Đó! Không phải tôi đã nói với ông như vậy sao?”

Như Huyễn: Trần Tháo là đệ tử lâu năm trong Thiền và cũng là một quan chức cao cấp, trong khi đó các quan chức kém hơn ông ta đều là những đệ tử mới học Thiền. Ông ta muốn chỉ dạy họ về Thiền, như vậy đã đưa cuộc đối thoại này đến chỗ kết thúc đó. Câu chuyện này xảy ra trong một ngôi chùa hơn là trong một cơ quan chính quyền như vậy câu chuyện dật sử này chỉ nói đến Thiền và không nói đến điều gì khác.

Một trong các viên chức nhận thức các ông tăng đang đi ngang đó với tâm phân biệt, đáng trách mắng vào lúc đó. Tiếng “Không” của Trần Tháo phủ nhận vô số sự phân biệt với tiếng “không” trường tồn; thuộc hạ của ông ta chỉ tranh luận về sự đồng nhất bề ngoài của những người hành cước. Nếu tôi là Trần Tháo, tôi sẽ nói, “Không,” nhưng Trần Tháo đã tử tế nói, “Để khám nghiệm xem.” Khi các ông tăng nhìn lên vì tiếng la của Trần Tháo, ông quan thuộc hạ có thể đã nghĩ, “Không phải tôi đã nói với ông như vậy sao?” Để đánh tan ý nghĩ ấy, Trần Tháo nói, “Đó! Không phải tôi đã nói với ông như vậy sao?”

Genro: Trần Tháo mắt nhìn nam mà tâm nghĩ bắc.

Như Huyễn: Một hôm Thích Tông Diễn tiếp một người khách là một nhà báo nổi tiếng. Trong khi uống trà, Thích Tông Diễn nói về chính trị và tình hình thế giới, cuối cùng ông khách nói, “Tôi biết tất cả những điều đó. Tôi đến đây học Thiền. Xin vui lòng cho tôi nghe về Thiền.” Thích Tông Diễn điềm nhiên đáp, “Đó là những gì tôi đang nói.” Lúc ấy nhà báo hiểu việc làm của sư và nhận tham thiền vào sáng và chiều, phát triển tánh cách siêu việt tất cả chuyện thế gian của tâm.

Mấy năm qua tôi đã tiếp tục an cư trong phòng một khách sạn ở Seattle, tiếp khách đến tham gia thiền định với tôi. Một hôm khi một người say rượu bước vào nói, “Tôi hiểu các Thiền tăng hét, ‘Katz!’ Tôi muốn nghe ông hét.” Tôi đáp, “Ông không xứng đáng vào thiền định khi trong người ông có rượu. Làm ơn bước ra cho.”

Ngày hôm sau ông ta lại đến, tham gia thiền định và tiếp tục suốt tuần lễ. Chúng tôi không nói mà cùng nhau thiền định. Năm sau tôi trở lại khách sạn đó và một lần nữa ông ta lại xuất hiện. Lần này chúng tôi thăm viếng và cùng nhau nghiên cứu. Tôi đặt tên cho ông ta là Cổ Đăng (Koto) có nghĩa là “Đèn Xưa.” Rồi nhiều năm trôi qua, không thêm một lời nào nữa cho đến khi tôi đọc về cái chết của ông ta trên báo. Bài xã luận nói là ông ta được giao trách nhiệm coi nhà máy cưa và đã chết trong khi chữa lửa để cứu một dụng cụ nào đó. Công ty của ông đã tôn vinh ông ta vì cái chết ấy, và tôi chắp hai tay lại nói, “Cổ Đăng vẫn còn cháy.” Tôi không bao giờ biểu diễn cho ông ta nghe tiếng hét bắt chước và ông ta cũng không bao giờ yêu cầu nữa.